Thương mại điện tử - cuộc chiến mới chỉ bắt đầu

WikiLady

New Member
Feb 7, 2012
20
0
1
Thương mại điện tử - cuộc chiến mới chỉ bắt đầu


Hiện thương mại điện tử Việt Nam đã có nhiều tín hiểu khả quan. Theo đánh giá của các tổ chức trong và ngoài nước các doanh nghiệp thương mại điện tử VN đang đứng trước một cơ hội lớn. Nếu như các đây 10 năm ở Hàn quóc, Dài Loan, 5 năm ở Ấn độ và 15 năm ở Trung quốc thì thời điểm hiện tại của VN mới chỉ bằng các nước tại thời điểm đó. Rõ ràng là cơ hội cho các doanh nghiệp tại thời điểm này là rất lớn.





Ngoài các tên tuổi lớn như Vatgia, chodientu, MJ, VCCorp, VNG... đang làm ăn có lãi và được duy trì bởi số vốn đáng kể từ các quỹ đầu tư thì bắt đầu nởi lên những tên tuổi mới với sự đầu tư cả về vốn, nguồn lực con người và chiến lược bài bản xâm nhập từng bước vào thị trường đầy tiềm năng này.


Thị trường trực tuyến sẽ bùng nổ trong 3 năm tới


Theo đánh giá của một quỹ đầu tư Nga thì thị trường quảng cáo trực tuyến VN đăng tăng trưởng 25% mỗi năm và đạt khoảng 30tr usd trong năm nay. Doanh thu từ quảng cáo cua VNExpress là 7.5tr usd, của 24h là 6tr usd và cỉa Zing là 5tr usd còn lại là các doanh nghiệp khác. Thị trường quảng cáo qua mạng hiển thị Google hiện chưa có con số thống kê nhưng được coi rất màu mỡ. Chỉ trong 2 năm đã có 10 đối tác của google với doanh số công ty lên tới hàng chục tỷ mỗi năm. Trong khí đó thị trường bán lẻ trực tuyến còn bỏ ngỏ.


Một tấm gương điển hình trong việc nắm bắt thị trường là OSB holding , một đại lý của Alibaba tại VN đã giúp hơn 200.000 doanh nghiệp VN tiếp cận với hệ thống B2B để xuất nhập khẩu hàng hóa , giúp doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm trong thời điểm khó khăn hiện tại. Rõ ràng là thị trường bán lẻ trực tuyến và sàn giao dịch thương mại điện tử còn bỏ ngỏ. Chớp cơ hội này Lazada thâm nhập vào VN, được biết đến như một mô hình "nhượng quyền" trực tuyến sao chép từ các mô hình thành công tên thế giới chuyên bán các mặt hàng thời trang cao cấp giá rẻ. Ước tính số khách hàng mua hàng hiệu chỉ hơn 10% trong khi đó tổng doanh số hàng hiệu bán ra năm ngoái lại cao hơn 40% tổng giá trị các mặt hàng liên quan tới thời trang. Thị trường dành cho Lazada http://www.zalora.vn/ là rất lớn. Với cách đi bài bản và chuyên nghiệp từng khâu cùng với nguồn vốn dồi dào, độ phủ của website có thể nói là rất lớn từ quảng cáo Google adword, facebook ads tới adnet và banner trên tất cả các website chính thống có traffic lớn ở Việt Nam.


Trong khi vừa qua nổi lên một loạt các vụ TMĐT đã cấp trá hình lừa đảo hàng trăm tỉ đồng thì TMĐT vẫn tiếp tục nổi lên nhưng tên tuổi mới như ColorBox, Nhacuatui(không mới lắm), Tiki được đầu tư từ các quỹ mạo hiểm. IDJ và Cyber Agent cam kết huy động quỹ mới trnag năm 2012 khoảng 100tr usd mỗi quý và đầu tư tiếp tục cho 20 doanh nghiệp start-up trong năm tới.


Miếng bánh ngon sẽ không thể vô chủ


Trong khi mô hình mua theo nhóm đang có xu hướng chững lại và thóa trào thì trào lưu mua lại các website bán lẻ lại đang là xu hướng chủ yếu của các tập đoàn lớn. VCCrop mua lại EAT và MJ mua lại hệ thống đặt mua món ăn trưc tuyến và đổi thành Hungry cùng với việc cho ra một loạt các website mạng xã hội two, web TMĐT ZAP.vn khá bài bản và công phu. Xu hướng sắp tới sẽ là các doanh nghiệp lớn mua lại các công ty nhỏ thay vì để các ũy đàu tư mạo hiểm rót vốn và các doanh nghiệp lớn này sẽ là cầu nối trung gian để họ giải ngân vốn vào các công ty bé hơn, đây được coi là bước đi khôn ngoan của các quỹ đầu tư khi tỉ suát lợi nhuận trong 5 năm đầu hầu như không đáng kể.





Hầu như các mô hình trực tuyến thành công trên thế giới đều đã được đưa vào VN thì thị trương dường như còn bỏ ngỏ với du lịch trực tuyến. Vốn được các công ty như expedia, booking.com, ctrip.com, kayak.com chiếm lĩnh với giá trị lên tới 10 tỷ usd. Vừa qua thương vụ mua lại một công ty của Trung Quốc về du lịch trực tuyến là eLong của Expedia khi thâm nhập vào Trung quốc đã lên tới hơn 100tr usd trong khi ở Việt lại hoàn toàn chưa có doanh nghiệp nào khia phá. Agoda, booking.com và expedia vẫn còn dè dặt khi chưa có đại lý ủy quyền tại Việt Nam thì đã xuất hiện một đơn vị cho ra sản phẩm tương tự Abay.vn. Abay.vn là một công ty đầu tư khá bài bản từ sản phẩm cho tới phong cách phục vụ chuyên nghiệp đánh vào thị trường hơn 10 tỷ usd ở Việt Nam . Tốc độ tăng trưởng của Abay theo nguồn tin không chính thức thì doanh số có thể đạt ngưỡng 15tr usd trong năm nay. Hiện Abay đang kinh doanh sản phẩm chủ đạo là vé máy bay trực tuyến với thị trường còn rất lớn trước mắt. Trước đó đã có một đơn vị mang tên e-Travel triển khai với số vốn vài trăm tỉ vnd đã phải bỏ cuộc vì không hiểu thị trường và cách tiếp cận chưa đúng. Rõ ràng là bức tranh TMĐT ở VN còn nhiều mảnh ghép còn khuyết cho tới khi được lấp đầy thì cơ hội vẫn còn rất hấp dẫn. Hiện Abay đã có 3 nhà đầu tư muốn rót vốn ở vòng 1 của dự án.


Theo Mak Nguyễn
07 2012