XOẮN KHUẨN GIANG MAI LÀ GÌ

thanhmai

Member
Jun 3, 2017
49
0
6
33
Xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn nhạt, có hình dáng, đặc điểm cấu trúc giống như 1 chiếc lò xo và có từ 6 – 10 vòng xoắn, là thủ phạm gây bệnh giang mai- là căn bệnh xã hội đáng sợ.

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn nhạt, có hình dáng, đặc điểm cấu trúc giống như 1 chiếc lò xo và có từ 6 – 10 vòng xoắn. Đường kính ngang của xoắn khuẩn giang mai có kích thước tối đa khoảng 0,5µ và chiều dài từ 6 – 15µ.

xoan-khuan-giang-mai-la-gi.jpg


Xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn nhạt

Xoắn khuẩn giang mai được phát hiện lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học và bác sĩ có tên: Schaudinn và Hoffmann vào năm 1905. Nghiên cứu của các chuyên gia cho biết, xoắn khuẩn giang mai có thể di động theo ba hình thức khác nhau bao gồm:

schaudinn-va-hoffmann-0-1500969041-0.jpeg


Xoắn khuẩn giang mai được phát hiện bởi Schaudinn và Hoffmann năm 1905

  • Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc.
  • Di động qua lại như một quả lắc đồng hồ.
  • Di động theo kiểu lượn sóng.
Những thông tin khác về xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau như: Qua quan hệ tình dục, qua tiếp xúc với vết thương hở, lây từ mẹ sang con, qua vật dụng trung gian và qua con đường máu.

nhung-con-duong-lay-nhiem-giang-mai-cho-nam-gioi-0-1495599475-0.png


Xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau

Khác với một số bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục khác như: bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục... xoắn khuẩn giang mai không chỉ ký sinh và gây bệnh tại bộ phận sinh dục của bệnh nhân, mà còn gây ra nhiều biến chứng đối với hầu khắp các bộ phận trong cơ thể như: não bộ, xương khớp, tim mạch,…

Xoắn khuẩn giang mai là loại vi khuẩn yếu, nên việc nuôi cấy để phục vụ mục đích nghiên cứu tương đối khó khăn và phức tạp. Vì ở môi trường cơ bản trong phòng thí nghiệm, chỉ giữ được xoắn khuẩn giang mai trong vòng vài ngày. Chính vì vậy, nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai trong ống nghiệm chỉ chủ yếu dùng để phục vụ mục đích tiến hành các phản ứng huyết thanh đặc hiệu. Còn biện pháp giữ chủng xoắn khuẩn giang mai là nuôi cấy trong tinh hoàn của thỏ.

song-cau-khuan-lau-neisseria-gonorrhoeae-2-1500690842-2.jpeg


Xoắn khuẩn giang mai nuôi cấy để nghiên cứu tương đối khó khăn và phức tạp

Hiện nay, có hai dòng kháng sinh được cho là có tác dụng trong việc chữa trị bệnh giang mai là Penicillin và Erythromcin. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, xoắn khuẩn giang mai sẽ tồn tại tiềm ẩn mà chưa bộc phát triệu chứng ngay lập tức. Thời gian ủ bệnh giang mai thường kéo dài từ 10 – 90 ngày. Sau đó, bệnh sẽ bộc phát với 3 giai đoạn cụ thể và 1 giai đoạn tiềm ẩn.

trieu-chung-cua-benh-giang-mai.jpg


Xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể đe dọa khủng khiếp với sức khỏe

Việc xuất hiện xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể là một trong những mối đe dọa khủng khiếp với sức khỏe, tâm sinh lý, thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy, ngay khi có những riệu chứng của bệnh giang mai hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và sớm có các biện pháp chữa trị kịp thời.

benh-hoc-20-0-1496800553-0.jpeg


Phòng khám Nam Khang chuyên gia lĩnh vực nam khoa

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Chuyên Khoa Nam Khang về xoắn khuẩn giang mai là gì. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ phạm gây ra chứng bệnh nguy hiểm này. Nếu cần tư vấn thêm những thông tin khác về bệnh giang mai, bạn hãy liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng 0243.9656.999 - 18006181 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp.