[Tuts] Trong Balo Hacker có gì? Những đồ chơi của Hacker bạn chưa biết

snow1891

Member
Jan 11, 2008
240
0
16
Việc hack một hệ thống không bao giờ chỉ cần laptop và một số phần mềm cả. Đôi khi, chúng ta còn cần thêm một số thứ để hỗ trợ cho quá trình hack. Vậy nên, trong bài viết này, mình sẽ nói về những thứ trong balo hacker. Hacker không biết loại tình huống nào sẽ xảy ra, vì vậy họ luôn sẵn sàng cho mọi trường hợp và mang theo tất cả những gì mà một hacker cần trong ba lô. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu trong Balo Hacker nên đựng thứ gì?

Trong balo Hacker có gì? Những vật dụng Hacker nên có


Dưới đây là danh sách những thứ trong balo hacker. Theo mình không nhất thiết phải theo khuôn khổ các thức cần mang theo trong danh sách dưới đây, nhưng đây là những vật dụng nên có để hổ trợ cho bạn nếu đi theo con đường bảo mật.

1. Laptop – Vật cần thiết trong Balo Hacker


Trong Balo Hacker tất nhiên là phải có Laptop rồi. Thành thật mà nói, mình không thích máy tính để bàn. Máy tính để bàn có khả năng tùy biến tốt. Mang lại hiệu suất cao hơn với ngân sách thấp. Nhưng lại có một nhược điểm cố hữu là tính di động. Bạn không thể vác theo con pc gần 4 kg chạy vòng vòng để hack được. Cái đó là tập gym rồi.

Mình rất cẩn thận khi chọn máy tính xách tay. Thông thường, mình sử dụng Macbook Pro 13 inch. Bởi vì nó linh hoạt và ổn định. Nó luôn ở trong ngăn Laptop trong balo. Mình còn có thêm một chiếc Laptop 14 inch Lenovo ThinkPad E490. Lenovo ThinkPads (với bộ vi xử lý Intel) thực sự tuyệt vời khi bạn sử dụng hệ điều hành Linux làm hệ điều hành chính. Mình đã chạy Debian, Kali Linux, Parrot Security, Black Arch, Elementary OS và Manjaro trên chiếc ThinkPad của mình. Mọi thứ hoạt động ổn định. Hiện tại, mình đang sử dụng Kali Linux 2020.4 trên chiếc ThinkPad.

2. Raspberry Pi


Raspberry Pi là một máy tính mini với kích thước bằng một chiếc thẻ tín dụng. Mình sử dụng Kali Linux trên nó và điều khiển nó từ laptop của mình. Thông thường, mình không lấy nó ra khỏi balo. Mình sử dụng kết nối ssh và điều khiển nó từ laptop bất cứ khi nào mình cần.

Mình sử dụng Raspberry Pi4 với 2GB RAM. Mình không sử dụng giao diện đồ họa, vì vậy 2GB RAM là quá đủ đối với mình. Về cơ bản, mình sử dụng pi4 để lấy cắp thông tin đăng nhập của WiFi khác. Dùng pi4 để phishing wifi đó.

3. WiFi Adapter


Khi nói đến hack WiFi, không phải tất cả các USB phát WIfi đều dễ ăn. Hầu hết các laptop tích hợp chip Wifi hoặc sử dụng USB Wifi rời.

Đây là danh sách các USB Wifi hổ trợ Hack Wifi trên Kali Linux và ParrotOS. Sau đó kết nối USB Wifi với Raspberry Pi, bỏ nó vào trong balo và bắt đầu chơi đùa với mạng không dây của người khác.

STTWiFi AdapterChipset
1Alfa AWUS036NHAR9271
2Alfa AWUS036NHART 3070
3Alfa AWUS036NEHRT 3070
4Panda PAU09 N600RT 5572
5Alfa AWUS036ACHRTL8812AU
6Alfa AC1900RTL8814AU
4. USB Rubber Ducky


USB Rubber Ducky là một điều kỳ diệu cho những ai không biết đây là gì. Đây là bộ lưu trữ USB không có vỏ ngoài, nhưng đừng đánh giá chiếc USB này chỉ bằng vẻ bề ngoài. Trên thực tế, nó có thể chạy bất kỳ chương trình độc hại nào trên hệ thống máy tính. Và nó được phát triển bởi Hak5.

Khi Rubber Ducky cắm vào máy tính, nó sẽ ẩn mình dưới dạng Driver và kích hoạt mã độc theo ý định của Hacker

Bởi vậy nên nó rất dễ dàng hack các máy tính truy cập vật lý. Mình luôn có 2 chiếc USB này sẵn trong balo.

5. WiFi Pineapple


Mặc dù tôi giữ Raspberry Pi trong balo, nhưng gần đây mình cũng đã mua một chiếc WiFi Pineapple khá thú vị, do Hak5 phát triển.

Với sự trợ giúp của thiết bị này, mình có thể tự động kiểm tra mạng không dây. Chúng ta có thể tạo các điểm truy cập giả mạo cho những người lừa đảo. Mình gọi nó là tấn công sinh đổi “Evil-twin” :v.

6. Điện thoại phụ


Mình cũng có một chiếc điện thoại phụ, và sử dụng điện thoại này như một thiết bị để hack. Đôi khi trong môi trường công ty, chúng ta không thể chỉ sử dụng laptop không thôi được, nó sẽ trông rất đáng ngờ.

Vì vậy, Mình đã chọn một chiếc Nexus 5. Lý do là vì thiết bị này chính thức hỗ trợ Kali NetHunter. Mình đã sử dụng nó trong 3 năm qua. Và thực hiện các cuộc tấn công HID (giống như rubber ducky). Ngoài ra, mình có thể thực hiện các cuộc tấn công không dây.

Mình đã mua lại chiếc máy cũ này từ một anh chàng không phải dân kỹ thuật với giá rất rẻ. Gần đây mình đang nghĩ đến việc chuyển sang Nokia 6.1 (cũng đã chính thức hỗ trợ NetHunter).

7. USB Killer


Mình không thường sử dụng thiết bị này, nhưng trong những trường hợp khẩn cấp, mình sẽ luôn mang theo một chiếc USB killer trong ba lô. USB killer là một thiết bị USB trông giống như một USB bình thường. Nhưng bất cứ khi nào nó cắm vào máy tính, nó sẽ truyền một dòng điện áp cao qua cổng USB tới bo mạch chủ.

Máy tính không kiểm tra nguồn điện đến từ USB, do đó, USB killer lấy điện từ PC như các thiết bị USB khác nhưng nó khuếch đại dòng điện lên và truyền lại năng lượng gấp 4 hoặc 5 lần cho PC. Sau đó, phần cứng PC, đặc biệt là bo mạch chủ, sẽ không thể chịu đựng được dòng điện đó.

Dẫn đến bo mạch chủ và các linh kiện liên quan như vi xử lý cũng bị hỏng. Chúng không thể sửa chữa, một cuộc tấn công khá đau thận nhỉ?

Mình không biết sẽ sử dụng nó ở đâu, nhưng nếu mình cần làm hỏng một chiếc PC hoàn toàn trong vòng 2 giây, mình chắc chắn sẽ sử dụng một chiếc USB killer.

8. Pin dự phòng


Mình luôn mang theo một cục sạc dự phòng công suất lớn. Điều này đã giúp mình rất nhiều. Từ việc sạc điện thoại để cung cấp điện cho các thiết bị khác như Raspberry Pi. Sau một vài tháng, công suất của pin dự phòng sẽ giảm nên mình thường chỉ sử dụng pin dự phòng từ 6 đến 7 tháng. Mình thường sử dụng một bộ sạc dự phòng có cổng USB Type C và có hỗ trợ sạc nhanh.

9. SSD di động


Mình luôn mang theo ổ SSD di động. Yêu cầu của mình là tốc độ nhanh, nhỏ và đa năng. SSD bền và nhanh hơn 10 lần so với ổ cứng HDD. Sử dụng nó như một thiết bị lưu trữ rất tiện lợi. Mình hiện đang sử dụng SSD Transcend (Model “ESD240C”). Cả laptop và điện thoại chính của mình đều có USB type C. Vì vậy, đây là lựa chọn tốt nhất cho mình.

Trên đây là những thứ quan trọng nhất mà mình luôn mang theo bên mình. Còn một số thứ nữa mình mang trong balo nhưng chúng lại không quá quan trọng, vì vậy mình chỉ đưa ra danh sách để các bạn tham khảo thôi.

10. Bộ sạc 65W để sạc laptop và điện thoại chính

11. Cáp USB type A sang micro USB

12. Cáp USB A sang USB C

13. Cáp USB C sang USB C

14. Đầu đọc thẻ nhớ đa năng

15. Một hộp nhỏ (chứa một số thẻ MicroSD và thẻ SIM)

16. Hai chiếc USB (Một chiếc để lưu trữ, một chiếc khác chứa Tails OS live hoặc Kali, Parrot OS Live )

17. notebook và viết

18. Đèn pin mini

19. Bàn chải đánh răng và băng keo

20. Tai nghe Bluetooth và AirPods


Đây là những thứ mình luôn mang theo trong ba lô. Mình sử dụng một chiếc ba lô có tên là “Arctic Fox Gamer ba lô”. Còn tại sao thì là do bạn mình tặng với lại thấy vẫn dùng tốt, đặc biệt là cho người dùng công nghệ như mình.

Sưu tầm và tổng hợp
www.hanoiyeu.com