Top các phiên bản Linux server tốt nhất năm 2020

designnt

Member
Jul 25, 2013
405
1
6
33
Mặc dù năm nay là một năm khó khăn, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghệ. Với việc Linux tiếp tục đạt được những thành tựu lớn, đặc biệt là trong giới máy tính doanh nghiệp, không có gì ngạc nhiên khi các máy chủ đang bị thống trị tuyệt đối bởi nền tảng mã nguồn mở.

Linux Server có đặc điểm ít hao tốn tài nguyên do không sử dụng giao diện và chiếm đa số các hệ điều hành Server hiện nay, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các Web Server đều là Linux. Vậy những hệ điều hành Linux server nào đang đứng đầu trong năm 2020?

Linux server


Top các distro Linux server tốt nhất năm 2020

Ubuntu Server


Top các distro Linux server tốt nhất năm 2020


Không có gì ngạc nhiên khi Ubuntu Server đứng đầu danh sách này. Trong tất cả các nền tảng máy chủ Linux, Ubuntu Server là sự kết hợp hài hoà giữa sự phức tạp và thân thiện với người dùng. Không có hệ điều hành nào khác trong danh sách này giúp bạn dễ dàng triển khai hầu hết mọi thứ bạn cần để phục vụ công ty và khách hàng của mình hơn Ubuntu cả.

Ubuntu là một nền tảng vững chắc, nhanh, an toàn và nó có mọi thứ bạn cần trong một hệ điều hành máy chủ. Ubuntu thân thiện với cloud và container cũng như thân thiện với người dùng. Bởi vì Ubuntu giúp bạn dễ dàng thêm một số dịch vụ tập trung vào doanh nghiệp, chẳng hạn như Prometheus và MAAS, trong quá trình cài đặt, bạn sẽ không cần mất thêm thời gian để thiết lập và chạy dịch vụ đó.

Một khía cạnh rất hấp dẫn khác của Ubuntu (lý do tại sao rất nhiều người chọn Ubuntu) là các bản phát hành hỗ trợ dài hạn (LTS). Với bản phát hành LTS, bạn sẽ được hưởng 5 năm hỗ trợ, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc nâng cấp lên bản phát hành mới nhất trong nửa thập kỷ – đó là một khoảng thời gian khá dài đối với một hệ điều hành. Với Ubuntu Server, bạn đảm bảo được rằng hệ thống sẽ hoạt động ổn định trong 5 năm nữa.

Canonical cũng tuyên bố rằng có hơn 55% cloud OpenStack được chạy trên Ubuntu. Vì vậy, vị thế của Ubuntu sẽ được vững chắc trong một khoảng thời gian dài.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bài viết Có gì mới trong phiên bản Ubuntu 20.10 “Groovy Gorilla”.

CentOS


CentOS


CentOS là bản phân phối server chiếm ưu thế về bảo mật. CentOS có thể không dễ sử dụng bằng người anh em Ubuntu, nhưng nó lại bù đắp sự thiếu vắng đó vào những khía cạnh khác.

Đầu tiên, CentOS là một máy chủ dựa trên các đặc tính của Linux: Nó mạnh mẽ, ổn định, an toàn và một khi bạn đã thiết lập và chạy nó, nó sẽ phục vụ bạn rất tốt. Mặc dù CentOS là một lựa chọn rất phổ biến giữa các doanh nghiệp và quản trị viên, nhưng nó lại không hoàn toàn đơn giản như Ubuntu. Nên nhớ, khi bạn sử dụng CentOS thì bạn sẽ sở hữu vũ khí SELinux. Trên thực tế, việc SELinux lấy CentOS làm trọng tâm như vậy sẽ nâng cao tính bảo mật của nền tảng này lên rất nhiều.

Vì CentOS dựa trên Red Hat Enterprise Linux, nên nó sẽ phục vụ rất nhiều nhu cầu của công ty bạn.

CentOS giúp bạn dễ dàng thêm desktop enviroment trong khi cài đặt. Mặc dù có thể bạn sẽ không sử dụng GUI nếu bạn đang triển khai CentOS cho các ứng dụng như AWS, Google Cloud hoặc Azure, nhưng chắc chắn việc sử dụng CentOS sẽ dễ dàng hơn một chút – đặc biệt là đối với những quản trị viên không am hiểu về Linux.

Debian


Debian


Debian là “mẹ của tất cả các bản phân phối.” Tại sao? Bởi vì Ubuntu dựa trên Debian và rất nhiều bản phân phối khác cũng dựa trên Ubuntu. Vậy nên chúng ta có rất nhiều điều để bàn luận về Debian và nó cũng giúp giải thích tại sao Debian lại lọt vào danh sách này.

Nhưng, tại sao lại bao gồm Debian, khi Ubuntu đã có mặt ở đây? Bởi vì, mặc dù Ubuntu dựa trên Debian, nhưng nó không phải là Debian. Tuy các nền tảng này rất khác nhau, nhưng Debian và CentOS có chung một đặc điểm quan trọng là mức độ tin cậy.

Với Debian, có ba bản phát hành để bạn có thể chọn: Unstable, Testing, và Stable. Để trở thành stable, phần mềm phải được xem xét, thông qua bản phát hành thử nghiệm, trong vài tháng. Vậy nên khi bạn sử dụng Debian Stable, nó sẽ không bị hỏng, không bao giờ. Đó là một nền tảng máy chủ vững chắc. Bên cạnh một số khác biệt nhỏ, nó cũng rất giống với Ubuntu về nhiều mặt. Cùng với sự ổn định đó, Debian còn thân thiện với người dùng mà khó có distro server nào có.

Fedora CoreOS


Fedora CoreOS


Trong thực tế, hầu hết các môi trường doanh nghiệp đang triển khai các containers từ các phiên bản Linux trên các nền tảng dựa trên cloud như AWS, Azure và Google Cloud. Khi làm như vậy, hầu hết các nhà phát triển và quản trị viên đang sử dụng máy chủ Linux sẽ có chung mục đích. Tuy nhiên, khi bạn muốn đạt được hiệu suất cao nhất có thể, bạn có thể chọn một bản phân phối dành riêng cho mục đích được thiết kế của containers.

Fedora CoreOS là bản phân phối đó. Ngay sau khi CoreOS tham gia vào Red Hat, nó đã được đưa đến OpenShift và tất cả các file download của CoreOS đều bị xóa khỏi các trang web tải xuống và các nhà cung cấp đám mây. Đó là khi nhóm Fedora nhảy vào cuộc và biến CoreOS thành bây giờ. Distro này của Linux được xây dựng nhằm mục đích triển khai containers ở quy mô cấp đám mây. Fedora CoreOS là một nền tảng tự động cập nhật, thực hiện công việc xuất sắc trong việc triển khai và mở rộng các containers để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của bạn.

Hiện tại Fedora CoreOS đã được phát triển một thời gian, nó có thể triển khai từ tất cả các nhà cung cấp đám mây phổ biến.

Red Hat Enterprise Linux


Red Hat Enterprise Linux


Sẽ không có bất kỳ các bản phân phối máy chủ Linux nào hoàn chỉnh nếu không có Red Hat Enterprise Linux. Đây là bản phân phối máy chủ Linux tốt nhất để sử dụng nếu doanh nghiệp của bạn yêu cầu một hệ điều hành ổn định và an toàn, hỗ trợ nhiệt tình và chứng nhận của thế giới từ hầu hết các nhà cung cấp phần cứng và đám mây.

Mặc dù Red Hat Enterprise Linux là mã nguồn mở, nhưng nó lại được xây dựng để sử dụng cho mục đích thương mại. Nếu bạn muốn sử dụng phiên bản cộng đồng của RHEL, thì bạn nên sử dụng CentOS. Nếu bạn cần sự hỗ trợ tốt nhất từ distro này, bạn phải mua giấy phép của RHEL. Giấy phép đó sẽ giúp bạn có được một máy chủ tương đương với giấy phép bạn mua.

RHEL không chỉ là tốt về dịch vụ; nền tảng máy chủ này còn hoàn toàn phù hợp với cloud, IoT, big data, trực quan hóa và containers.

Kết luận


Bất kể nhu cầu máy chủ của bạn là gì, bất kỳ nền tảng nào trong danh sách này cũng sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn. Từ phần mềm máy chủ điển hình như máy chủ web và cơ sở dữ liệu đến đám mây, containers, ảo hóa, IoT, phát triển, và tự động hóa, đều hoàn hảo trong danh sách này.