Sổ hồng chung cư có được đứng tên cả bố - mẹ - con cái hay không?

Xoanvpccnh165

Member
Oct 1, 2022
204
0
16
27
Nhiều gia đình muốn con cái cũng có phần trong tài sản của gia đình nên khi mua chung cư, các bậc phụ huynh mong muốn con cũng đứng tên trên sổ hồng chung cư. Vậy điều này có được pháp luật cho phép không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Long Biên uy tín nhất

1. Con có được đứng tên trên sổ hồng chung cư với cha mẹ?

Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng. Riêng với chung cư thì trong bài viết sẽ sử dụng từ sổ hồng chung cư) hiện đang quy định tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai nêu rõ:

"2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện."

Căn cứ quy định này, nếu nhiều người có chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở thì sổ hồng chung cư sẽ ghi đầy đủ tên của người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu chung cư.


Y2ZLLAE.png


Những người có tên trong sổ hồng chung cư có thể yêu cầu cấp riêng mỗi người một sổ hoặc có thể cấp chung bằng một sổ và trao cho người đại diện.
Đồng thời, Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014 cũng nêu rõ:

"1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn."

Theo quy định này, chỉ cần có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp thì cá nhân, tổ chức sẽ được cấp sổ hồng chung cư đối với căn chung cư đó. Do đó, không có quy định cấm cả cha, mẹ và con cùng đứng tên trên sổ hồng.

>>>> Xem thêm: Miễn phí công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nội

Đồng nghĩa, nếu là chủ sở hữu hợp pháp của căn hộ chung cư thì cả gia đình hoàn toàn có quyền có đầy đủ họ và tên trên sổ hồng.

2. Rủi ro khi nhiều người cùng đứng tên trên sổ hồng chung cư
Mặc dù pháp luật không cấm nhiều người cùng đứng tên trên sổ hồng chung cư nhưng khi thuộc trường hợp này, cá nhân, tổ chức cần lưu ý có thể sẽ xuất hiện một số rủi ro và khó khăn dưới đây:
Thứ nhất: Tranh chấp xảy ra
Trong gia đình nói riêng và giữa con người với con người nói chung không thiếu trường hợp xảy ra tranh chấp với nhau. Tuy rằng thông thường, tranh chấp trong gia đình - giữa những người có cùng huyết thống với nhau có thể sẽ dễ dàng giải quyết và hoà giải hơn nhưng không phải chưa từng xảy ra.
Do đó, nếu cả gia đình cùng đứng tên chung trên sổ hồng chung cư, nếu giữa cha mẹ và con cái có sự bất đồng ý kiến thì việc định đoạt, sử dụng, khai thác, hưởng lợi tức từ căn chung cư là tài sản chung này sẽ gặp khó khăn.
Thứ hai: Bị hạn chế quyền sử dụng do sở hữu chung chung cư
Tương tự như lý do thứ nhất, khi các bên có cùng chung quyền sở hữu chung cư thì khi thực hiện bất kì quyền nào của chủ sở hữu cũng cần phải có sự đồng ý của tất cả mọi người. Chỉ cần một trong các đồng sở hữu không đồng ý thì giao dịch liên quan đến căn chung cư đó có thể sẽ bị huỷ bỏ.
Ngoài ra, nếu một trong các đồng sở hữu gặp vấn đề liên quan đến pháp lý và chưa thể thực hiện được các giao dịch ví dụ như con chưa thành niên, con bị hạn chế năng lực hành vi dân sự… khi đứng tên cùng cha mẹ trên sổ hồng chung cư thì giao dịch liên quan đến người đó sẽ không thực hiện được.
Trong khi đó, chung cư không giống nhà đất có thể tách thửa nên nếu một trong các đồng sở hữu bị hạn chế quyền khi thực hiện giao dịch liên quan đến căn hộ chung cư thì rất có thể không thực hiện được.
Do đó, có thể thấy, mặc dù luật không cấm nhưng khi để con cùng đứng tên trên sổ hồng chung cư, các bậc cha mẹ cũng nên suy xét đến nhiều khía cạnh.

3. Những lưu ý nếu cho con dưới 18 tuổi sở hữu sổ hồng chung cư
Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

- Tổ chức và cá nhân, hộ gia đình trong nước.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; người được nhập cảnh vào Việt Nam…

>>>> Xem thêm: Danh sách các công ty dịch thuật đa ngôn ngữ hàng đầu Việt Nam


nXUmPwC.png



Đồng thời, điều kiện để cá nhân trong nước được công nhận và được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở là cá nhân trong nước; có nhà ở hợp pháp thông qua đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, góp vốn...

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự, người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) khi thực hiện các giao dịch như tặng cho, mua bán… phải tuân theo điều kiện dưới đây:

- Chưa đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện.

- Từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 15 tuổi: Người đại diện theo pháp luật đồng ý các giao dịch dân sự trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi.

- Từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Người chưa thành niên trong độ tuổi này được tự mình thực hiện giao dịch dân sự trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký… phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Do đó, từ những căn cứ trên có thể thấy, người dưới 18 tuổi hoàn toàn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở với căn hộ chung cư (gọi tắt là sổ hồng chung cư) nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 8 và Điều 9 của Luật Nhà ở.

Tuy nhiên, cần lưu ý các giao dịch dân sự như mua bán, thuê mua… căn hộ chung cư phải được thực hiện khi có sự đồng ý của người đại diện và tuỳ vào từng độ tuổi khác nhau mà người này có thể tự mình thực hiện hoặc không.

Như vậy, chỉ cần đủ điều kiện tại Điều 8, Điều 9 Luật Nhà ở thì cá nhân không phân biệt độ tuổi sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh trọn gói từ A - Z tại Hà Nội

Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề: Con có được đứng tên trên sổ hồng chung cư với cha mẹ không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]