Ngành ngân hàng: Kẻ lãi ròng, người lỗ lớn

lythaito

Member
Jun 18, 2012
274
0
16
1

843185ba86234672b8ac13f1a01723d1_46347406.logo.png


website : http://suanha360.com.vn/


Trần lãi suất huy động liên tục hạ, nhưng lãi suất cho vay lại không hạ có phải là lý do để các ngân hàng lãi khủng?

Trong khi các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thậm chí nhiều DN lâm vào tình trạng phá sản thì một số tổ chức tín dụng (TCTD) công bố con số lợi nhuận rất cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, điều này đã gây nên nhiều ý kiến trong dư luận. Câu hỏi đặt ra là, trần lãi suất huy động liên tục hạ, nhưng lãi suất cho vay lại không hạ có phải là lý do để các ngân hàng (NH) lãi khủng?
Lương ngân hàng: cao gấp 2-3 lần mức lương bình quân cả nước
Trong một công bố gần đây, Tổng cục Thuế cũng cho biết qua tổng hợp số liệu của 71 ngân hàng thương mại cho thấy thu nhập của các NH đã tăng rất... khủng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (chưa trừ trích lập dự phòng rủi ro) năm 2011 lên tới trên 97.000 tỉ đồng, tăng gần 45% so với năm 2010. Ngay cả khi đã trích lập dự phòng, tốc độ tăng lợi nhuận cũng lên đến gần 30%. Cùng với mức thu nhập tăng, thông tin từ cơ quan thuế cho biết trong khi kinh tế khó khăn, cắt giảm chi tiêu thì chi phí hoạt động của các NHTM vẫn tăng đột biến, từ 54.000 tỉ năm 2010 tăng thêm tới trên 76.000 tỉ năm 2011. Trong đó, chi phí tiền lương của NH tăng rất nhanh.
Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người trong NH đã tăng từ 7 triệu đồng/người/tháng năm 2007 lên 15-21 triệu đồng/người/tháng năm 2011, gấp 2-3 lần mức lương bình quân toàn nền kinh tế. Riêng hai “ông lớn” là Vietinbank và Vietcombank, lương bình quân đều chót vót. Vietinbank hiện dẫn đầu trong các NH công bố với mức bình quân 20,76 triệu đồng/tháng. Riêng lương nhân viên nhà băng này cũng đạt 20,27 triệu đồng. Vietcombank thông báo thu nhập bình quân khoảng 22 triệu đồng/tháng nhưng sau khi trừ đi các khoản như bảo hiểm... thì mức lương trung bình trên 18 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị làm ăn tốt, cũng có những NH báo lỗ như Habubank lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý IV, lũy kế cả năm chỉ đạt hơn 349 tỷ đồng. Một NH chưa niêm yết cũng báo lỗ trong quý III là ABBank lỗ 18 tỷ đồng…
50% ngân hàng có lợi nhuận giảm
Trước con số về lợi nhuận của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: qua theo dõi số liệu về kế toán tài chính của TCTD do Cơ quan Thanh tra, giám sát NH, NHNN thu thập được từ báo cáo của các TCTD thì lợi nhuận sau thuế năm 2011 của toàn hệ thống TCTD tăng 15,1% so với năm 2010, thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận của các năm trước, trong đó có gần 50% các TCTD có lợi nhuận giảm so với năm 2010.
Hiện vẫn còn hơn 10% số lượng các TCTD vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tính bình quân cả hệ thống, mức lợi nhuận của ngành Ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước.
NHNN cũng nhận xét rằng hiện nay có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận giữa các Ngân hàng Việt Nam: Lợi nhuận của hệ thống tăng chủ yếu do sự tăng trưởng của một số NH có quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trị rủi ro tốt, hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong khi nhiều TCTD thuộc nhóm có quy mô nhỏ, quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường nên thường phải huy động với lãi suất cao cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên đã có kết quả kinh doanh rất thấp, thậm chí lỗ lớn trong năm 2011.
Trao đổi về vấn đề này, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng đừng nhìn vào con số tuyệt đối để đánh giá NH lãi nhiều hay lãi ít mà phải căn cứ vào tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) hoặc tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Rõ ràng, hiện mức vốn chủ sở hữu của một NH thấp nhất cũng lên tới 3.000 tỷ đồng; tổng tài sản hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng nên lãi có thể lên đến vài trăm tỷ đồng; trong khi DN có mức vốn chủ sở hữu chỉ vài chục tỷ đồng thì lãi ít cũng là điều dễ hiểu.
“NH là một trung gian tài chính, nhận tiền gửi để cho vay nên càng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động. Các NH có hoạt động hiệu quả mới hỗ trợ tốt cho nền kinh tế được. Còn ngược lại nếu các NH hoạt động không hiệu quả, thua lỗ thì rủi ro là rất lớn. Nên thu nhập của nó cũng phải cao hơn mặt bằng chung là dễ hiểu”, ông Kiêm nói