mon ngon đặc sản bình định

minhtriozcorp

New Member
Jul 17, 2016
13
0
1
29
Giới thiệu về các món ngon đặc sản Bình Định
Đến với du lịch Bình Định quý anh chị không thể không thưởng thức các loại đặc sản nơi đây. Với đặc điểm địa lý và con người của vùng đất này đã sản sinh ra những món ngon vô cùng độc đáo và đặc sắt. Nếu bất kỳ ai đã được dịp đặt chân đến Qui Nhơn – Bình Định hãy bỏ túi ngay danh sách 18 món ngon đặc sản của nơi này nhất định phải thử trước khi về nhé.

Danh sách 18 món ngon đặc sản Bình Định
1: Bánh ít lá gai:
Đầu tiên của đặt sản Bình Định phải kể đến là món bánh ít lá gai. Loại bánh được làm từ bột nếp và lá gai và đậu xanh. Bánh được làm vơí hình chóp tam giác đặc trưng. Thịt bánh có màu đen của lá gai. Nhân bánh được làm từ dừa ngào bột đường, hoặc từ đậu phộng..v.v.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bánh hỏi Bình Định món ngon số 1 tại Đất Võ
Thương thầm bánh ít lá gai
Bánh canh Bồng Sơn – Bình Định
Hạt đười ươi, Say rừng… Ngon, bổ ,rẻ



Đặc sản này thươngf được người dân làm trong những dịp đám giổ, lễ tết. Bánh ít lá gai cũng là một món ngon gắn liền rất nhiều thế hệ của người dân nơi đây. Đến nổi có câu ca dao như

“Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”

bánh ít lá gai đặc sản Bình định
bánh ít lá gai đặc sản Bình định2: Rựu Bàu đá (tên thường gọi là Bầu Đá)
Đây là một sản vật không thể không nhắc đến khi du lịch Bình Định. Rựu nơi đây được chưng cất với những công thức gia truyền. Muốn có được loại rựu ngon, người dân nơi đây phải tuân thủ đúng các yêu cầu nghiêm ngặc về nguồn nước, loại gạo, cách ủ men, và thời gian chưng, nấu.

Rự Bàu Đá - An Nhơn, Bình Định
Rự Bàu Đá – An Nhơn, Bình Định
Sở dĩ rựu có tên “Bàu Đá” là vì đó là tên của một Bàu nước dùng để nấu rựu. Bàu nước đó thuộc làng Cù Lâm xã Nhơn Lộc, An Nhơn – Bình Định.

Ngày nay tuy rằng bàu đá đó đã không còn. Nhưng một số gia đình vẫn giữ được công thức nấu rựu bí truyền cho nên vẫn gìn giữ được món đặc sản say lòng người này.

3: Bánh tráng nước dừa Tam Quang:
Địa danh này nằm ở cực bắc của tỉnh Bình Định. Tương truyền rằng món bánh tráng nước dừa Đặc sản Bình Định này có từ thời vua Quang Trung. Bánh tráng được làm tư bột gạo và bột mỳ, kết hợp với nước dừa nhất (ngôn ngữ địa phương là dừa nhứt) để tráng nên những cáci bánh tròn và vô cùng dày.

Bánh tráng nước dừa - Tam Quang
Bánh tráng nước dừa – Tam Quang
Loại bánh tráng này phải được nướng trên lưả than. Và nướng ở nhiệt độ vừa đảo liên tục mới chín từ trong ra ngoài. Nếu người nào chưa từng nướng qua hoặc được hướng dẫn sẽ khó để nướng chín mà không bị cháy vì bánh rất dày. Tuy nhiên thưởng thức được đặc sản này thì vô cùng tuyệt vời.

4: Nem chả chợ Huyện
Làng nem Chợ Huyện thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định). Hương vị nem nơi đây đã lâu rồi vang xa như là “đại biểu” nem miền Trung, với phong cách đậm đà, ý vị của đồng đất xứ Nẫu.

Nem chả chợ Huyện
Nem chả chợ Huyện
Nguyên liệu để làm nem Bình Định được lựa chọn rất kỹ càng từ thịt nạc heo cỏ khoảng từ 6 đến 8 tháng tuổi. Thịt heo vừa mới được xẻ thịt xong, người thợ làm nem phải chế biến ngay, bởi lẽ nếu để quá lâu thì nem sẽ không có độ bóng, độ kết dính trong quá trình lên men.

Sau khi đã nêm nếm gia vị vừa ăn, thịt heo sẽ được bỏ vào cối đá quết thật nhuyễn, thịt được quết càng nhuyễn thì nem lúc ra lò sẽ càng dai ngon. Khâu nêm gia vị cũng không kém phần quan trọng, người nêm nếm nếu không vừa tay sẽ mất đi hương vị thanh ngọt tự nhiên của thịt.


Cùng với rựu bầu đá, đây cũng là một đặc sản Bình Định không thể bỏ qua khi du lịch đến nơi đây.

5: Chả cá Qui Nhơn:
Chả cá Qui Nhơn
Chả cá Qui Nhơn – Đặc sản Bình Định nổi tiếng
Chả cá Quy Nhơn được làm từ những con cá biển tươi ngon nhất với cách làm đặc biệt của người dân nơi đây nên chả cá vẫn giữ nguyên được độ ngọt, độ ngọn và độ dai tự nhiên của thịt cá biển tươi.

Chả cá Quy Nhơn có thể làm được nhiều món ăn ngon khác nhau như bún chả cá, bánh canh chả cá, … . Khi có dịp đến thăm Quy Nhơn, bạn nhất định nên ăn thử chả cá Quy Nhơn và những món ăn được làm từ chả cá Quy Nhơn và đừng quên mua một ít về làm quà cho bạn bè – người thân. Nếu thích món ngon này bạn có thể tham khảo cách làm chả cá này nhé.

6: Chả ram tôm đất
Nguyên liệu được làm từ tôm đất. Loại tôm đặc biệt này chỉ ở vùng này thịt chắt, dai thơm ngon đặt sắt. Được kết hợp với một ít thịt mỡ, bánh tráng phơi sương. Tạo nên một hương vị không thể nào quên được của đặc sản Bình Định này .

Chả ram tôm đất - Bình Định
Chả ram tôm đất – Bình Định
Miếng chả ram giòn tan của lớp bánh tráng chiên ở ngoài, bên trong có thịt tôm đất vàng ruộm, beo béo của thịt ba rọi, hương vị hấp dẩn rất đặc biệt, là món ăn dễ gây nghiện cho nhiều thực khách đặc biệt là các vị khách nhí rất khoái món này.

7: Bánh hỏi cháo lòng:
Bánh hỏi kết hợp với cháo lòng heo đặc sản của người Bình Định
Bánh hỏi kết hợp với cháo lòng heo đặc sản của người Bình Định
Đây là món ăn vô cùng phổ biến, người dân ở đây có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bằng bánh hỏi để trừ cơm, ở Bình Định dù là huyện nào cũng có rất nhiều quán bánh hỏi cháo lòng, món này thường được người dân dùng làm điểm tâm vào buổi sáng hay được các bạn trẻ tụ họp ăn chơi…và rất được lòng du khách. khi họ ghé thăm vùng đất này hầu như ai cũng thưởng thức qua món đặc sản Bình Định này.

Ngoài ra món ăn này còn là món không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, cúng giỗ, chạp, lễ lạt

8: Bánh xèo Mỹ Cang
Bánh xèo mỹ cang - Đặc Sản Bình Định
Bánh xèo mỹ cang – Đặc Sản Bình Định
Bột bánh sóng sánh, kêu xèo xèo khi được đổ vào khuôn. Những con tôm tươi rói được xếp đều lên vỏ bánh, giá đỗ tươi được rắc đều tay. Chiếc nắp mang theo sự tò mò của thực khách đậy lên sau cùng.Chiếc bánh giòn rụm ăn kèm với rau tươi, chấm với chén mắm đặc biệt mà theo nhiều thực khách là “khó mà bỏ qua được”

9: Bún Song Thằng
Bún song thằn
Bún song thằn
Từ xa xưa, bún Song Thằn làng An Thái đã quen thuộc trong câu ca “Nón ngựa Gò Găng/Bún Song Thằn An Thái”, chính điều này đã góp phần làm nên ẩm thực độc đáo, đặc trưng của nơi “đất võ, trời văn” Bình Định.

10: Mắm nhum Mỹ An
Mắm nhum mỹ An
Mắm nhum mỹ An
Sau khi tẩm ướp nhum với các gia vị, người ta sẽ đem nhum để vào một chum sành và vùi vào bếp tro hoặc để ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Xưa kia đây cũng là một loại đặc Sản Bình Định dùng để tiến vua đấy.

Sau khi thịt nhum biến thành mắm, sẽ có màu đỏ đục, mùi thơm dễ chịu, thịt nhum rã ra dưới dạng sệt. Về hương vị, mắm nhum sẽ có vị mặn của muối, vị thơm của tỏi và sự cay nồng của tiêu. Chính những hương vị trên đã tạo nên một tổ hợp mùi vị hòa quyện vào nhau để cho ra đời món mắm nhum Mỹ An trứ danh xa gần.

11: Gỏi cá mai
Gỏi Cá Mai - Đặc sản Qui Nhơn - Bình Định
Gỏi Cá Mai – Đặc sản Qui Nhơn – Bình Định
Gỏi cá mai là một trong những món cá thông dụng và nổi tiếng của vùng này. Cá mai có hình dạng tương tự cá cơm, nhưng có vảy và mỏng hơn. Thịt cá mai có vị ngọt, giòn, không tanh nên rất thích hợp làm gỏi. Tùy theo kích cỡ cá mà người làm rút xương. Nếu cá lớn bằng hai ngón tay thì phải rút hết xương, nếu nhỏ hơn thì chỉ cần rút nửa xương phía bụng, để lại chút xương đuôi nhấm nháp.

12: Mực Ngào Qui Nhơn
Mực ngào đặc sản Qui nhơn
Mực ngào đặc sản Qui nhơn
Mực ngào Đặc Sản Bình Định còn là một món ăn vặt vô cùng hấp dẫn với các bạn trẻ, cũng là miếng mồi lai rai cho những cuộc nói chuyện rôm rả của những ông, anh, chú mỗi khi tụ hợp.

Rất dễ hiểu vì sao mực ngào Bình Định luôn được nhiều du khách mua về làm quà sau chuyến du lịch của mình. Một món đặc sản vừa ngon, vừa rẻ mà lại vô cùng thuận tiện trong việc di chuyển.

13: Tré cây (Tré rơm – Bình Định)
Tré cây
Tré cây
Tré được làm từ thịt tai heo, thịt đầu heo, vừng, riềng, ớt hiểm, lá ổi non cuốn bên ngoài, sợi rơm để ủ và các gia vị khác tạo nên món Tré đặc trưng của Bình Định. Nếu các bạn đi ngang qua Bình Định sẽ thấy Tré được treo giống như là một cán chổi.

14: Cua huỳnh đế
cua huynh dế


Ngoài món hấp đơn giản và ngon, người ta còn chế biến cua huỳnh đế thành những món khác như om mặn, rang muối, nấu cháo bằng cách luộc cua, lấy thịt, ướp gia vị rồi chao dầu để nấu cháo. Nồi cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua.

15: Gié bò Tây Sơn
Đây là một món ăn truyền thống của người dân tộc BaNa trươc kia. Món ngon đặc sản Bình Định này được người đồng bằng thưởng thức và thấy hợp khẩu vị nên biến tấu một xíu trở thành đặc sản nhiều người muốn thưởng thức.

Gié bò Tây Sơn nguồn gốc của người BaNa
Gié bò Tây Sơn nguồn gốc của người BaNa
Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Khi mổ bò, chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Ruột phải tươi mới thì chất gié này không hôi, mới dùng được. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng.

16: Bánh hồng Tam Quan
Vị dẻo thơm của nếp Ngự pha lẫn cái giòn sần sật của dừa Tam Quan và độ ngọt thanh tao của đường cát, tạo nên vị ngon đặc trưng rất riêng của bánh hồng.

bánh hồng tam quang


Bánh hồng Tam Quan Bình Định có ngoại hình cũng rất đơn giản, mộc mạc, nhưng bên trong chứa đựng nhiều ý nghĩa, bánh tượng trưng cho niềm vui, niềm hạnh phúc. Câu nói “khi nào cho tui ăn bánh hồng” thì có nghĩa là khi nào bạn sẽ làm đám cưới.

17: Bánh giây Bồng Sơn
Bánh giây bồng sơn
Bánh giây bồng sơn
Vị bánh mang dáng vẻ của hương đồng cỏ nội với mùa của gạo thơm, chút nồng của lá hẹ hay chút béo của đậu phộng quê nhà. Tất cả quyện hòa vào nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của món ăn đặc sản Bình Định.
Dù là món ngon nổi tiếng nhưng nếu muốn thưởng thức bánh dây chính gốc, bạn phải về xã Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Bởi nơi đây chính là khởi nguồn của món ăn vặt thơm ngon, công phu này

18: Bánh thuẫn
bánh thửng đặc sản Bình Định
bánh thửng đặc sản Bình Định
Bánh thuẫn còn có tên gọi khác là bánh thửng. Đây là một món bánh đặc sản của Bình Định khác dành cho dịp Tết phổ biến ở miền Trung. Nó đặc biệt thu hút bởi hương vị độc đáo cũng như mùi vị tuyệt vời.

Những chiếc bánh tiêu chuẩn có hương vị cổ truyền với hương vị mát ngậy. Khi cầm bánh lên, mọi người sẽ thấy bánh rất nặng thay chứ không cảm giác nhẹ và xốp.