[Coupon] Mẹ bỉm bị tắc ti sữa, những điều nên làm

Ducnguyentran09

New Member
Jan 30, 2021
7
0
1
33
Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.

Xem thêm: http://lacetu-vieclam.com.vn/suc-khoe/de-xong-bao-lau-thi-co-sua.html

oWr6jYN.jpg

Cơ chế tiết sữa

Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó trong lòng ống dẫn bị hẹp bít lại sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

- Vừa mới sinh con: Một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho trẻ bú được.

- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do trẻ không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi trẻ đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại đông kết, gây ra tắc nghẽn.

- Ngực chịu áp lực: Do mặc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu trẻ trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.

- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, cũng dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến tắc tia sữa.

- Trẻ ngậm bắt vú mẹ không đúng: Khi trẻ ngậm vú mẹ không đúng cách, trẻ sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

- Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu không cho trẻ bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.

- Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa

Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.

tjV4GdQ.jpg
Các phương pháp điều trị tắc tia sữa như:

Day ép bằng tay

Khi thấy dấu hiệu của tắc tia sữa, nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "Day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

Lưu ý :Khi thực hiện động tác này, bạn phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.

Chườm ấm

Dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Một số cách chườm ấm như: Cho nước nóng vào 1 bình, quấn xung quanh bằng 1 cái khăn lông mỏng vừa phải, áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa, tránh bỏng, bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia; dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên hoặc tắm bồn bằng nước ấm ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.

Làm trống bầu vú: Bằng cách

Thay đổi nhiều tư thế cho con bú: Mỗi tư thế bú của trẻ sẽ tác động lực hút mạnh nhất trên những tia sữa khác nhau. Vì vậy với trẻ bú mẹ trực tiếp, các mẹ có thể thay đổi nhiều tư thế bú. Một số mẹ chỉ cần thay đổi tư thế bú thôi là có thể làm thông tia sữa.

Cho trẻ ngậm, bắt bú đúng: Cho trẻ bú bên ngực bị đau trước, nếu bầu vú không quá đau đớn, nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.

Vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa

Nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa không đỡ, hoặc không thuyên giảm thì nên đến khám và điều trị tại cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn, tránh để các biến chứng xảy ra.

Phòng ngừa tắc tia sữa

Nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
Cho bú đều 2 bên. Bú hết sữa ở vú bên này rồi chuyển sang vú bên kia. Trường hợp mẹ nhiều sữa mà trẻ bú không hết thì sau khi trẻ bú no phải hút sữa dư ra, tránh để ứ đọng.

Sữa non rất đặc, dễ gây tắc nên trước và sau cho con bú nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết.
Giữ vệ sinh núm vú sạch sẽ sau khi cho con bú bằng cách lau rửa bằng nước đã đun sôi còn ấm.
Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc yoga, luyện tập thể thao

Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh stress.

Nguồn: soyte.hanoi.gov.vn