[Tuts] Kinh nghiệm học Công nghệ thông tin dành cho người mới bắt đầu

SolarWinds

Super Moderate
Nov 16, 2006
51,291
25
48
Hanoi
www.hanoiyeu.com
Hiện tại tác giả Nguyen An của bài viết này đang học Thạc sĩ Công nghệ thông tin và có rất nhiều bạn bè đã và học xong CNTT trong lẫn ngoài nước. Tác giả sẽ review cho 1 số bạn trẻ mới thi đại học xong về ngành này thông qua Kinh nghiệm học Công nghệ thông tin của mình để bạn nắm được những nội dung cơ bản nhất về ngành này.

Ý kiến cá nhân về chọn trường học.


Bạn nên hỏi các anh chị đi trước về trường sẽ dạy gì? Rồi tự hỏi liệu bạn thân có thích với nó hay không? Chứ mỗi người mỗi khả năng học khác nhau. Đừng đặt trọng tâm ý kiến của 1 vài người rồi nhận xét trường dạy tệ hay không ngon.

Nên đặt nặng vấn đề kiến thức hơn chất lượng vật tư. Ngày xưa mình thấy là đi phỏng vấn người ta hay nhìn vào hồ sơ xem “thằng/con này học trường gì” rồi quy ra chất lượng. Nhưng xin phép nói thẳng với riêng ngành CNTT là “KHÔNG”. Vì khi phỏng vấn, người ta sẽ test bạn từ A-Z và xem bạn có đáp ứng như nào thì nhận hay từ chối. Đơn giản là ngành này cần sự rèn dũa rất nhiều. Bằng đại học đôi khi chỉ là 1 tấm vé mà thôi.

Ngành CNTT khó không? Yêu cầu gì?


Kinh nghiệm học Công nghệ thông tin dành cho người mới bắt đầu


Kinh nghiệm học Công nghệ thông tin là không khó cũng không dễ, yêu cầu cần tư duy tốt 1 chút, rất phù hợp với mấy bạn giàu trí tưởng tượng để sau này có thể tự chạy code trong đầu. Và điều các bạn cần quan tâm trong khi học ngành này là “Mọi môn học đều liên quan tới nhau”. Ví dụ bạn dốt 1 môn Nền tảng thì lên chuyên ngành gặp môn liên quan thì bạn có học cũng chả hiểu vẹo gì.

Nói sơ qua nội dung học tại các kì ở trường (mình tổng hợp từ Đà Lạt, Vinh, TU, HTW của Đức)

+ Đa số mấy kì đầu (1-4) các bạn sẽ bị mấy môn “Đại Cương (Toán cao cấp, toán rời rạc, vật lý, xác suất,..)” và “Nền tảng (làm wen với C++( hoặc C/Java), mạng máy tính, hướng đối tượng, trí tuệ nhân tạo,…)” vã liên tục vào mồm. Bạn nào trâu bò thì trụ nổi. Còn yếu thì toang (đa số do ỉ y hoặc lười). Vì vậy tỉ lệ bỏ học cao ở giai đoạn này.

+ Tầm kì 4- 6/8/10 tùy trường thì các bạn có thể được chọn chuyên ngành “Net/Soft/Hard”(tùy trường). Từ những kì này sẽ toàn là học môn chuyên ngành (học rất thích). Nếu các bạn chịu theo học các môn nền tảng từ đầu đến cuối thì mình “CHẮC CHẮN” sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào.

*Ý kiến riêng* Nên chọn Soft (Phần mềm) hoặc Hard để dễ xin việc sau này vì độ đa dạng công việc của nó rất cao. Network rất khó xin vì ngoài việc cần kỹ năng yêu cầu sự tin tưởng nữa (nghe Thầy mình nói vậy).

Vì mình đi theo Soft nên sẽ review về Soft: (Nội dung tùy vào trường, nhưng mình sẽ nói chung chung)

Soft thì thiên về học những thứ liên quan tới lập trình các Ứng dụng như Web app, Software, Android app,…

Các môn chủ đạo của ngành này (Bạn phải nắm vững vì các môn khác được xây dựng lên từ các môn này). Độ khó từ 1-5*

Lập trình hướng đối tượng(OOP): Độ khó 5*.


Ai không học dc môn này thì TOANG 1000000% các môn khác. Thông qua môn này các bạn sẽ học dc cách thức lập trình hiệu quả cũng như có cái nhìn về mối liên quan giữa đối tượng dữ liệu và đối tượng ngoài đời. Đặc biệt là môn này gần như là NỀN TẢNG cho tất cả môn khác.

Lập trình web: Độ khó tăng dần theo từng kì 3-5*.


Môn này khá được nhiều bạn quan tâm và thích thú. Đơn giản vì việc làm về nó thì bao la luôn. Tùy trường mà các bạn sẽ dạy các ngôn ngữ khác nhau (HTML, CSS, JS || và 1-3 ngôn ngữ Backend: C#, Java, PHP,….). Nếu muốn xin việc ngon thì phải trau dồi thêm các công nghệ/framework/thư viện liên quan.

Cơ sở dữ liệu: Độ khó 4-5* (tùy trường dạy)


Đây là môn buộc ai cũng phải biết, phải hiểu, nắm vững. Giup chúng ta làm quen cấu trúc lưu trữ dữ liệu và hiểu cách thức lưu trữ/truy vấn dữ liệu.

Thiết kế mẫu: Độ khó 3*.


Đa số là lý thuyết và học về các mẫu thiết kế lập trình đã dc các chuyên gia kiểm duyệt. Bạn nào giỏi về nó thì nhìn code rất chuyên nghiệp. Mấy cha nội Phỏng vấn rất thích phỏng vấn và vặn mấy cái này.

Theo Nguyen An – Góc IT – Cùng học lập trình

ANV