Khử khuẩn khi trẻ bị tay chân miệng

hoachatdaiviet

New Member
Aug 20, 2021
2
0
1
33
Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Do vậy, để ngăn ngừa bệnh, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần theo dõi trẻ sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách và bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng.

Bệnh tay chân miệng là gì?​

Tay chân miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Trẻ bị tay chân miệng nếu được chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm.
benh-tay-chan-mieng

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ bao gồm:
  • Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em là sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, mệt mỏi và nổi ban có bọng nước. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt cao, trẻ bắt đầu đau miệng.
  • Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.
  • Ban da xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương phẳng hoặc gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, ban thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên tay chân miệng.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi nhưng có một số trường hợp gặp căn nguyên là typ EV71, bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, bởi vì, vi rút tay chân miệng sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thể hiện ở bệnh viêm màng não điển hình. Biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.
Mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm vi rút tay chân miệng nhưng không phải tất cả đều bị bệnh mà bệnh chỉ xảy ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại vi rút tay chân miệng.

Vệ sinh, sát khuẩn quần áo cho trẻ bị tay chân miệng​

Phòng bệnh tay chân miệng với Cloramin B


  • Khi trẻ bị tay chân miệng phụ huynh nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn, không tắm bằng sữa tắm vì sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn.
  • Vệ sinh răng lưỡi hàng ngày bằng nước muối cho trẻ để tránh bội nhiễm.
  • Không bọc bé trong chăn kín, kiêng gió và ánh nắng mặt trời là điều phụ huynh nên làm bởi chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn. Một số cha mẹ sốt ruột chọc vỡ bóng nước, đây là điều không nên làm bởi chúng sẽ dần xẹp xuống và mất đi.
  • Các loại quần áo, tã lót, khăn… của trẻ bị nhiễm bệnh sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần sát khuẩn bằng nước sôi hoặc nước có pha hóa chất Cloramin B. Tuyệt đối không giặt chung với quần áo của trẻ không mắc bệnh.
  • Rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng cách ngâm vào dung dịch khử khuẩn. Sau khi ngâm trong dung dịch khử khuẩn 30 phút phải vớt ra và rửa lại bằng nước sạch, sau đó phơi khô rồi mới cho bé chơi.
  • Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng cần được lưu ý. Cần cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng. Không cho trẻ ăn thức ăn rắn, cay, nóng; bổ sung thêm nước ép hoa quả tươi cho trẻ, nếu trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú thêm số lần và tăng thời lượng bú. Nếu trẻ sốt cao, cho trẻ uống thêm dung dịch oresol và lau mát cho trẻ.
Khi trẻ bị tay chân miệng nếu xuất hiện dấu hiệu khác thường cần được đưa đến cơ sở y tế, tốt nhất là khoa nhi, bệnh viện nhi hoặc các cơ sở khám, điều trị bệnh truyền nhiễm.

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tay chân miệng?​

Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Do vậy, để ngăn ngừa bệnh, cần theo dõi trẻ sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu để tăng sức đề kháng.
Virus tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa, các chất tiết từ mũi miệng, phân của trẻ bệnh. Đây là lý do bệnh dễ lây lan ở lớp học. Nếu nhiễm bệnh, trẻ nên được cách ly ở nhà, không tới trường trong vòng 10-14 ngày đầu.
Virus tay chân miệng tồn tại 3-6 ngày trong cơ thể trẻ trước khi gây ra những triệu chứng đầu tiên. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại trong đường hô hấp của bé 1-3 tuần, trong phân vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, ngay cả khi khỏi bệnh, cha mẹ vẫn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé tiếp xúc nhiều với trẻ khỏe mạnh làm dịch nghiêm trọng hơn.
ve-sinh-phong-tay-chan-mieng

Phụ huynh phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Đồng thời, thực hiện ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.
Các bậc phụ huynh không nên mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, ti giả; cắt móng tay và chân cho trẻ sạch sẽ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày.
Việc tắm rửa và vệ sinh hàng ngày nên dùng xà bông, bởi sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn. Phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn. Dung dịch sát khuẩn có thể dùng tại nhà là cloramin B và nước javel.
Tóm lại, việc vệ sinh sát khuẩn các bề mặt, sàn nhà, đồ chơi của trẻ là rất quan trọng. Đây là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em.
Nguồn: https://hoachatdaiviet.com/huong-dan-ve-sinh-sat-khuan-quan-ao-cho-tre-bi-tay-chan-mieng/